Tóm tắt: Bài viết nêu lên khái niệm truyền thông Phật giáo ở nghĩa rộng, nghĩa hẹp; đưa ra những lợi ích, giá trị truyền thông Phật giáo mang lại; chỉ ra những mặt tồn tại của truyền thông Phật giáo, đặc biệt chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn của truyền thông Phật giáo. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp để giúp lĩnh vực truyền thông Phật giáo ngày một phát triển cả về mặt hình thức và bản chất.
Chi tiết »
Bài viết nêu lên khái niệm truyền thông Phật giáo ở nghĩa rộng, nghĩa hẹp; đưa ra những lợi ích, giá trị truyền thông Phật giáo mang lại; chỉ ra những mặt tồn tại của truyền thông Phật giáo, đặc biệt chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn của truyền thông Phật giáo. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp để giúp lĩnh vực truyền thông Phật giáo ngày một phát triển cả về mặt hình thức và bản chất.
Chi tiết »
Hiện tại chúng ta kiểm lại xem mình có giống đức Phật không? Nếu nói xuất gia, ai cũng thấy đức Phật cạo bỏ râu tóc, vào rừng tu và thành đạo. Chúng ta ngày nay cũng cạo bỏ râu tóc vào chùa tu, ngoại hình hơi giống nhưng bản nguyện của quí vị khi xuất gia có giống bản nguyện đức Phật không?
Chi tiết »
Sau 49 ngày đêm, chuyên sâu vào thiền quán, tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, đức Thích-Ca chiến thắng nội chướng lẫn ngoại ma, nào tham luyến, dục vọng, phiền não, sân hận, đói khát, cô đơn... luôn hiện đến quấy nhiễu.
Chi tiết »
Từ khi Lục Tổ Huệ Năng chính thức kiến lập môn đình Thiền tông về sau trải qua sự truyền đăng hoằng hoá cuả Ngũ gia Thất tông, sử Phật giáo Trung Quốc cơ hồ trở thành sử Thiền tông, âm ba vang dội của nó đến nay vẫn còn. Hơn một nghìn năm nay, Thiền tông ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của Phật giáo Trung Quốc, không phải là việc giản đơn khi muốn trình bày cặn kẽ về mặt tích cực cũng như chỗ thiên chấp và biến đổi của nó. Nay tôi chỉ vận dụng thể tài sử thoại để nói tổng quát về căn nguyên tư tưởng và vài đặc điểm về phong cách Thiền tông.
Chi tiết »
Đem giáo pháp ra đời hoằng hóa, trải khắp cả nhân gian và cùng khắp nơi thôn xóm. Coi danh vọng như tiếng vang qua cửa hang, coi lợi lộc như hạt bụi bay lãng đãng, coi vật sắc như nắng mùa hè.
Chi tiết »
Thế giới từ ngàn xưa cho đến nay thường xảy ra chiến tranh, thiên tai, sóng thần, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, hận thù, xung đột, tỵ hiềm, ganh ghét, con người độc ác với nhau bởi do lòng ham muốn quá đáng. Đức Phật đã thấy rõ cái vòng lẩn quẩn của tất cả chúng sinh, muốn bảo tồn mạng sống cho mình thì phải tương tàn, tương sát lẫn nhau; lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu không có ngày cùng.
Chi tiết »
Tục đế và Chân đế là hai mặt của một thực tại, mà thực tại đó chúng ta muốn đạt đến qua biểu tượng thuộc tính của nó. Một mặt, bản thể được nhận thức là nhờ vào sự hiện hữu của biểu tượng qua ngôn ngữ, và mặt khác biểu tượng khi đã mang danh rồi thì chúng không còn là thực tại như chính chúng hiện khởi qua dòng thời gian đang biến dịch nữa.
Chi tiết »
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên mình thua sút người ta, mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo, nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.
Chi tiết »
Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ 8 (1218) triều Lý. Lên ngôi Vua mùng 10/12/Ất Dậu (1266), đổi niên hiệu là Kiến Trung. Vua có thiên tư khác thường, thánh học cao minh, lại thêm rất lưu tâm nơi Phật giáo.
Chi tiết »
Phật giáo là tôn giáo xuất hiện sớm trong xã hội loài người. Xuất phát từ Ấn Độ, Phật giáo đã truyền bá rộng rãi ra khắp thế giới bằng đường bộ và đường biển giới Phật giáo thường gọi con đường đồng cỏ và con đường Hồ tiêu.
Chi tiết »
Kết quả nghiên cứu trong thế kỷ XX đã đưa ra một số kết luận rằng Thánh Gióng vốn là thần Sấm/ ông Đổng/ Khổng lồ hoặc Thánh Gióng vốn là thần Đá, thần Cây, thần Đất và xu hướng phổ biến được nhiều người thừa nhận: Thánh Gióng là anh hùng dân tộc cổ đại, giúp vua Hùng đánh giặc Ân xâm lược.
Chi tiết »
Chúng ta đòi hỏi tự do, đòi hỏi bình đẳng thì hãy xoay lại nội tâm mình mà đòi, đó là người khéo tu. Nếu cứ trông ra ngoài đòi hỏi thì suốt kiếp cũng không thỏa mãn được. Người mê thì đòi bên ngoài, người tỉnh thì đòi nơi mình.
Chi tiết »
Dễ nhận ra chùa Thầy (Sài Sơn- Quốc Oai - Hà Nội) là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, di tích văn hóa và là một địa chỉ Phật giáo nổi tiếng. Chùa Thầy là vùng đất "Địa linh nhân kiệt"
Chi tiết »
Thời Lý – Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo. Vua quan phần lớn đều trở thành phật tử. Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông đã phát triển Phật giáo lên giai đoạn cực thịnh, ông lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và được coi là Phật hoàng.
Chi tiết »
Đức Phật Thích Ca khi sinh ra đời, một tay chỉ trời một tay chỉ đất, nói câu: “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là hơn hết”. Câu nói này quý thầy đã giảng rộng rồi, nhưng ở đây tôi nhấn mạnh lại trọng tâm. Người ta cứ nghĩ Phật nói thế là bản ngã hơn hết, nhưng sự thật không phải vậy. Với thâm ý của đạo Phật thì trên trời dưới trời chỉ có ta, tức con người là hơn hết.
Chi tiết »
Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo với hạt nhân là đường lối “Đức trị”. Tuy nhiên, phải đến Mạnh Tử đường lối “Đức trị” mới được phát triển tương đối hoàn chỉnh và trở thành đường lối nhân chính (chính trị nhân nghĩa). Tìm hiểu quá trình phát triển đó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm sức sống lâu bền của tư tưởng “Đức trị” trong các nước Á Đông
Chi tiết »
Có thể nói, thực thể chính trị-văn hóa Việt đã được hình thành vào những thế kỷ đầu Công nguyên với hai yếu tố căn bản: sự kết hợp những chuẩn mực chính trị-đạo đức Trung Hoa vào thực tiễn xã hội Việt, sự cấy ghép, hội nhập đạo Phật của văn hóa Nam Á vào đời sống chính trị-tâm linh Việt.
Chi tiết »
Nhiều người hiểu lầm đạo Phật là bi quan. Tại sao như vậy? Điều này không phải không có lý do. Bởi họ thường nghe kinh Phật nói “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển cả”. Nghe có vẻ bi quan quá. Trong kinh A-hàm, Phật kể không chỉ một đời này chúng ta khóc, mà trong vô số kiếp luân hồi sanh đi tử lại, chúng ta đã từng khóc, cho nên nước mắt gom lại nhiều hơn nước biển cả. Mỗi một đời có thể tạm nói, chúng ta khóc chừng một lít nước mắt thôi, thì trăm ức muôn đời gom lại mới thành nhiều. Đức Phật vì muốn cảnh tỉnh con người đừng hiểu sai lầm rằng cuộc đời toàn là vui, mà còn có bao nhiêu đau khổ
Chi tiết »
Trong kinh Di Đà, cùng một số kinh khác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Tây Phương Cực Lạc không chỉ đơn giản là cõi nước thanh tịnh, an lạc của Phật, mà nội hàm giá trị của chữ Tây Phương Cực lạc bao hàm toàn bộ nội hàm giá trị Phật giáo.
Chi tiết »
Buổi nói chuyện hôm nay tôi nhắm vào quí Phật tử Phước Thái nhiều hơn là quí Phật tử ở các nơi. Vậy quí vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đây tôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câu hỏi rất thực tế, rất thấp, quí vị hãy trả lời đúng như chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quí vị tu hành.
Chi tiết »
Trần Nhân Tông, vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần, vị vua được Phật giáo đồ Việt Nam kính phục gọi là bậc Giác Hoàng Điều Ngự, được nhân dân tôn xưng là Phật hoàng vì những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp trị nước cũng như trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo Phật trong đời sống xã hội. Vị vua đạo - vua đời này đã có những đóng góp không nhỏ vào nền thịnh trị của nhà Trần, một trong những vương triều được đánh giá là phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Chi tiết »
Người tu Phật chúng ta phải có những tư tưởng và hành động xứng đáng là người con Phật. Người có những nhận xét sai lầm , những quan niệm lệch lạc dễ khiến cuộc đời đắm chìm trong khỗ đau đen tối. Vì vậy Tăng Ni và Phật tử phải thận trọng nghĩ suy, luôn luôn dùng lý trí kiểm soát tư tưởng của mình. Tình cảm lúc nào cũng chực phủ che lý trí, chúng ta phải khắc phục chiến thắng nó. Có thế, chúng ta mới có được quan niệm chân chánh
Chi tiết »
Trước khi vào đề tài tôi xin hỏi câu này, nếu người thấy tờ giấy trắng mà nói đen và ngược lại, tờ giấy đen mà nói trắng thì chúng ta đánh giá người đó thế nào? Đúng theo danh từ nhà Phật gọi là điên đảo, tức cái thấy lộn ngược, không đúng lẽ thật
Chi tiết »
Năm 1226, triều Trần đã chính thức thay thế triều Lý. Bất chấp chính sử mô tả sự kiện thay thế giữa hai triều đại như một cuộc “đảo chính cung đình” theo khái niệm hiện đại, phải nói cuộc chuyển giao chính quyền là nhẹ nhàng, không đổ máu với vai trò rất quyết định của anh em Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ (cho dù đã có thuyết nói Trần Thủ Độ lập bẫy chôn sống thân vương nhà Lý
Chi tiết »
Mục đích của tứ đoạn luận Phật giáo là đưa sự biện luận lôgic ra thoát và vượt lên trên sự thực quy ước, có nghĩa là bước vào một thế giới mà nơi đó tất cả đều có thể xảy ra được mà cũng không có thể xảy ra được, đó là cái thế giới của Tánh không. Trong cái Tánh không hay sự trống không của hiện thực thì tất cả đều "có thể" và đồng thời cũng lại vừa "không có thể". Tóm lại hai mệnh đề thứ nhất của tứ đoạn luận thuộc vào thế giới của sự thực quy ước, và hai mệnh đề sau thuộc vào thế giới của sự thực tối hậu của mọi hiện tượng, vượt thoát ra khỏi mọi quy ước. Bốn mệnh đề của tứ đoạn luận là :
Chi tiết »
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng Phật giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là tư tưởng Phật giáo thời Lý. Tư tưởng Phật giáo thời Lý chẳng những có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa chính trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn lịch sử sau này. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào còn tùy thuộc vào vị trí xã hội, tầm tư tưởng, vốn hiểu biết của người tiếp thu tư tưởng đó và bối cảnh chính trị - xã hội của thời đại mà người đó sống và làm việc; hai là, nói đến sự ảnh hưởng của một trào lưu tư tưởng này đối với một cá nhân hay một xã hội nào đó, thực ra là đề cập đến sự ảnh hưởng bởi những đặc điểm nổi trội của trào lưu tư tưởng đó chứ không phải là tất cả. Tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đối với tư tưởng Trần Nhân Tông, chúng tôi xuất phát từ quan niệm đó.
Chi tiết »
Ở Trần Nhân Tông, để chỉ bản thể, ông không dùng khái niệm ''Thể'', ''Diệu thể'' hay ''Bản thể'', mà ông dùng khái niệm ''Bản''. Ông dùng chữ ''bản'' là muốn nói tới cái gốc, cái ngọn nguồn, cái bản nguyên, cái đầu tiên trong vũ trụ. Điều này đã được ông nói trong bài 'Cư trần lạc đạo phú:
Bụt ở cong nhà;
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuây bản nên ta tìm bụt;
Đến cốc hay chỉn bụt là ta (1, 506).
Chi tiết »
Phật giáo thời Trần, cùng với thời Lý trước đó, là thời kỳ vàng son của Phật giáo Việt Nam([1]). Phật giáo trong giai đoạn này phát triển trên cả phương diện Phật học lẫn phương diện Phật giáo, với những biểu hiện như: hình thành và phát triển những Thiền phái có tính học thuật cao như phái Thảo Đường, phái Lâm Tế, và nhất là phái Trúc Lâm; số lượng người xuất gia tu hành đông đảo (chỉ riêng Thiền sư Pháp Loa - Tổ thứ hai của phái Trúc Lâm - cho đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329), đã độ được một vạn năm nghìn tăng ni); Phật tử và nhân dân sùng chuộng Phật giáo, tấp nập tế lễ ở ngôi chùa vào các dịp lễ tiết,v.v…
Chi tiết »