Hỏi - đáp: Di Lặc và Thần Tài

Ngày đăng: Thứ 5 , 02/02/2023 12:47 .

HỎI: Trong mùa xuân này, tôi đến một số nơi và thấy nhiều mẫu tượng Phật Di Lặc khác nhau. Tượng Di Lặc đứng hoặc ngồi bụng no tròn, nét mặt sáng ngời, vui vẻ. Tượng Ngài cũng như thế nhưng thêm chi tiết đứng trên một cái bao lớn, lưng đeo “bầu rượu”, giữa bụng có chữ Phúc.

Loại tượng Di Lặc khác thì có thêm hai tay nâng thỏi vàng lên cao, hoặc tay cầm xâu tiền đồng, hoặc vai gánh trái đào, nón đeo sau lưng, đứng trên bao lớn v.v… Tôi hỏi thì hầu hết mọi người nói đó là tượng Phật Di Lặc. Tuy nhiên, khi tôi hỏi những người bán đồ thờ cúng ở Q.5 (TP.HCM) thì được cho biết đó là tượng ông thần Tài. Hiện tôi rất băn khoăn để phân biệt đâu là tượng thần Tài và đâu là tượng Phật Di Lặc, mong quý Báo hoan hỷ trợ duyên.

(HUỲNH VIẾT TẤN, Ngô Quyền,P.8, Q.10, TP.HCM)
 


 

Bạn Huỳnh Viết Tấn thân mến!

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng (Nguồn gốc thờ thần Tài) thì tục thờ thần Tài có từ lâu đời và phổ biến trong các cộng đồng người Hoa. Trước hết, Thổ Địa là một trong những vị thần Tài. Do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.

Di Lặc và Thần Tài ảnh 1
Một biến thể không đúng với quy chuẩn đồ tượng học Phật giáo
 

Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác. Phổ biến và tôn quý nhất là Tài Bạch tinh quân. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Triệu Nguyên soái hay Triệu Công Minh đứng đầu.

Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Ngoài ra còn có thần Tài Phạm Lãi (trung thần của Việt Vương Câu Tiễn), thần Tài Lưu Hải (Tể tướng triều Lương), thần Tài Hòa Hợp nhị tiên, thần Tài Quan Công v.v…

Người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân ly ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia... Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa.

Di Lặc và Thần Tài ảnh 2
Tượng Tài Bạch tinh quân
 

Qua những cứ liệu trên, chúng ta thấy rõ rằng, dù có nhiều vị thần Tài khác nhau được tôn thờ trong dân gian nhưng hình tượng của chư vị thần Tài ấy hoàn toàn khác với tôn tượng của Bồ tát Di Lặc (Bố Đại Hòa thượng) của Phật giáo với nét đặc trưng là hình dáng vị Tăng có chiếc bụng lớn, miệng cười hoan hỷ, tay cầm túi đãy lớn, thường có trẻ nhỏ đeo bám xung quanh…

Như thế, tượng Ngài Di Lặc nâng thoi vàng hiện nay là một biến thể do dân gian sáng tạo ra, gán ghép cho Ngài chứ không theo quy chuẩn đồ tượng học Phật giáo. Và tất nhiên, không thể gọi Ngài Di Lặc là thần Tài được. Ngài là Bồ tát chứ không phải thánh thần, dù rằng Ngài được tin tưởng và sùng kính là vị Bồ tát luôn ban tặng niềm vui, hỷ xả, sức khỏe và phúc lộc.

Theo quan niệm của thuật Phong thủy phương Đông, tượng Di Lặc, thoi vàng, bình vàng bạc,... được xếp vào Tài thần dùng để chiêu tài, bày biện tại gia trạch hoặc cửa hiệu để tăng thêm phúc lộc, hóa sát, thu tài. Vì thế, việc gán ghép vàng thỏi, tiền xâu lên tôn tượng Di Lặc là một sự khiên cưỡng, khập khiễng và vô hình trung “thế tục hóa” Ngài, dù điều ấy chỉ thể hiện lòng mong mỏi chân thành được phúc lộc, thịnh phát.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN BÁO GIÁC NGỘ

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
231( 50 %)
59( 13 %)
24( 5 %)
34( 7 %)
115( 25 %)
Số người tham gia bình chọn: 463
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 20/09/2022 23:04

Thông báo

KẾ HOẠCH KHÓA TU THỰC TẬP ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI XUẤT GIA KÌ 2 - 2023

Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín, Lớp Phật học trực tuyến, Đạo tràng Cấp Cô Độc, chùa Phúc Lâm...
Chi tiết »

Thông báo: Trực tiếp lễ khởi công xây dựng Tam Bảo giai đoạn 2, động thổ đền Trần, ... trồng cây

Thời gian: 8h00, ngày 19/02/2023 Trực tiếp trên Youtube, Facebook: Phật học trực tuyến
Chi tiết »

THÔNG BÁO: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XUÂN QUÝ MÃO - 2023 CỦA CHÙA PHÚC LÂM

Đầu xuân Quý Mão - 2023, chùa Phúc Lâm tổ chức một vài hoạt động kiến thiết xây dựng...
Chi tiết »

LỜI PHỔ KHUYẾN XÂY DỰNG GIẢNG ĐƯỜNG CHÙA PHÚC LÂM

Vì vậy, chùa Phúc Lâm, viết lời phổ khuyến công đức, rất mong quý vị Phật tử, nhân dân, thiện...
Chi tiết »

THÔNG BÁO Khóa tu 7 ngày “Khóa tu Phật thành đạo”

THÔNG BÁO Khóa tu 7 ngày “Khóa tu Phật thành đạo”  
Chi tiết »

Video

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Diễu hành xe hoa kính mừng Phật đản 2016 chùa Phúc Lâm - thôn Cao Xá

Diễu hành xe hoa kính mừng Phật đản 2016 chùa Phúc Lâm - thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường...
Chi tiết »

An Viên Focus: GHPGVN chung tay xây dựng tình đoàn kết tôn giáo

An Viên Focus: GHPGVN chung tay xây dựng tình đoàn kết tôn giáo
Chi tiết »

ĐĐ. Thích Chánh Thuần và TS. Đỗ Đức Khả chia sẻ Nghiệp vụ viết bài báo Khoa học – Nghiên cứu học thuật

ĐĐ. Thích Chánh Thuần và TS. Đỗ Đức Khả chia sẻ Nghiệp vụ viết bài báo Khoa học – Nghiên cứu học...
Chi tiết »

Tin tức mới

Linh thiêng đêm thiền trà với giới tử trẻ

Trước khi chính thức được thụ nhận giới pháp cao quý, bước chân làm người con dòng họ Thích, tại Đại...
Chi tiết »

CHÙA HƯNG HIỀN (THƯỜNG TÍN)

Chùa Hưng Hiền (Linh Quy tự) xã Hiền Giang, huyện Thường Tín trước đây vốn là một vùng danh thắng. Trải qua...
Chi tiết »

ĐÌNH THƯỢNG CUNG (THƯỜNG TÍN)

Thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong, Thường Tín là một làng quê nằm bên tả con sông Nhuệ, xưa kia...
Chi tiết »

Ngôi chùa cổ lưu giữ hơn 3000 mộc bản kinh Phật

Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, tồn tại từ thời Lý, được UNESCO trao Bằng công nhận 3000 mộc bản trong chùa là di...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 86

Hôm qua: 1579

Tháng này: 36885

Tháng trước: 40273

Tất cả: 4387645


Đang online: 23
IP: 44.200.168.16
Unknown 0.0